Nhược thị là tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe của đôi mắt của và có nguy cơ gây mù lòa nếu không được điều trị đúng cách. Trên thực tế, căn bệnh này không quá phổ biến nên mọi người chưa thực sự quan tâm và hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều cần làm là chúng ta hãy chủ động tìm hiểu các phương pháp điều trị nhược thị để giải quyết các vấn đề về thị lực.
I. Nhược thị – Nguyên nhân và triệu chứng
1. Nhược thị là gì?
Bệnh “nhược thị” là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt, hiện tượng này còn gọi là “mắt lười”.
Nhược thị được chia làm hai loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể:
+) Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng.
+) Còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về bình thường được.
Trong đó, tình trạng nhược thị chức năng thuộc mức độ nhẹ hơn, bệnh nhân nếu áp dụng các phương pháp điều trị nhược thị phù hợp có thể phục hồi chức năng. Ngược lại, bệnh nhân mắc nhược thị thực thể hầu như không thể điều trị và phục hồi sức khỏe đôi mắt.
2. Nguyên nhân
Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì vậy bạn không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị:
Đối với trẻ em:
Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn bé dưới 6 tuổi. Trong quá trình phát triển ở trẻ em, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn đều có thể gây “nhược thị”. Tỉ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Vậy nên, cần phải để ý phát hiện sớm trẻ bị nhược thị để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng nề.
Đối với người lớn:
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ một số tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị,…) ở mắt thường gặp. Để điều trị hiệu quả, cải thiện sức khỏe đôi mắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất để cải thiện thị lực của mắt.
3. Các triệu chứng của nhược thị
Những dấu hiệu thường gặp trong bệnh nhược thị:
- Mắt lác: Là hiện tượng hai mắt hướng về hai hướng khác nhau. Hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau. Do đó, não sẽ bỏ qua những tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi
- Các bất thường khúc xạ(cận thị, viễn thị, loạn thị)
- Đục các thành phần trong suốt của mắt như thủy tinh thể làm thị lực mắt không phát triển được.
- Các biểu hiện khác như nheo mắt, mỏi mắt hay nghẹo cổ khi nhìn không rõ.
II. Biện pháp chẩn đoán và điều trị nhược thị
1. Biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán nhược thị, phải kiểm tra kỹ càng và toàn diện 2 bên mắt. Các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra để chẩn đoán như:
- Kiểm tra thị lực bằng đo thị lực.
- Kiểm tra khúc xạ.
- Xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt
- Xác định định vị
Đối với trẻ em cần được khám và kiểm tra thường xuyên để có biện pháp điều trị kịp thời, vì bệnh thường biểu hiện một bên mắt nên trẻ nhỏ và phụ huynh khó để nhận ra nếu không chú ý.
2. Biện pháp điều trị
Bác sĩ phải dựa vào mức độ phát triển của bệnh nhược thị để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với người mới phát triển bệnh, triệu chứng nhẹ, bạn có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, sử dụng kính hoặc miếng che mắt trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu gặp tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để giảm tỉ lệ gặp biến chứng.
2.1. Điều trị bằng cách xác định nguyên nhân
Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh như cận thị, loạn thị, viễn thị … sau đó lên phác đồ điều trị đồng thời phối hợp giữa gia đình và bác sĩ để điều trị đạt kết quả tốt nhất
Ví dụ: Nếu bị nhược thị do tật khúc xạ ở mắt thì có thể mang kính để điều chỉnh, sau đó tập phục hồi chức năng để cải thiện thị lực của mắt. Còn trong trường hợp nhược thị do đục thủy tinh thể thì có thể phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo.
2.2. Điều trị theo phương pháp tập luyện
Cách điều trị chính là hạn chế dùng bên mắt đang hoạt động tốt để khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động. Nếu điều này được thực hiện sớm ở trẻ em, thị giác thường sẽ được cải thiện đến mức bình thường.
2.3. Điều trị bằng phương pháp bịt mắt
Dùng miếng dán bịt mắt để dán lên mắt hoặc dán trực tiếp lên tròng kính phía bên mắt khỏe mạnh nhằm kích thích thị lực của mắt yếu hơn và giúp các bộ phận não tham gia vào quá trình hoàn thiện quá trình phát triển thị lực
• Thời gian bịt mắt: bịt hoàn toàn trong ngày (nhược thị nặng), bịt hoàn toàn trừ 1giờ/ngày, bịt 1/2 thời gian lúc thức (trẻ dưới 1 tuổi).
• Thời gian theo dõi: một tuần cho 1 năm tuổi. Ví dụ: trẻ 1 tuổi theo dõi sau 1 tuần, trẻ 2 tuổi theo dõi sau 2 tuần, trẻ 3 tuổi theo dõi sau 3 tuần, từ 4 tuổi trở lên theo dõi sau 1 tháng.
• Phải kiểm tra mắt lành tránh nhược thị đảo ngược và kiểm soát sự cải thiện thị lực của mắt bị nhược thị.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng thuốc Atropine lên mắt khỏe để mắt khỏe nhìn mờ đi thay tác dụng như dùng miếng dán
Bài viết trên của Kính mắt Anh Thắng là tổng hợp về căn bệnh nhược thị, qua đó mong mọi người có thêm kiến thức về nhược thị để phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh gây hậu quả về sau.