Tật khúc xạ “loạn thị” có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người trưởng thành. Nó có thể di truyền từ đời này qua đời khác nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp bệnh phát triển sau một chấn thương mắt hoặc sau phẫu thuật mắt. 

I. Loạn thị là gì?

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

Loạn thị (Astigmatism) là một tật khúc xạ mắt rất phổ biến, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc của người bị loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng thay vì tụ lại một điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc, làm cho hình ảnh thu được có hình dạng méo mó và bị nhoè. 

Loạn thị có 2 loại:

  • Loạn thị giác mạc: là tình trạng giác mạc bị lệch.
  • Loạn thị thấu kính: là tình trạng ống kính bị lệch.

Người bị loạn thị thường mắc các tật khác của mắt kèm theo như: cận thị hay viễn thị. Tật loạn thị không thể tự hồi phục và theo thời gian nó có thể thay đổi mức độ nặng hay nhẹ. 

II. Nguyên nhân 

Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người:

  •  Di truyền: gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao con cũng bị loạn thị.
  •  Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
  •  Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
  •  Sẹo để lại ở giác mạc do phẫu thuật ở mắt như: phẫu thuật thủy tinh thể hoặc chấn thương ở mắt.
  •  Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.

III. Triệu chứng và dấu hiệu

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị gồm: 

  • Khó nhìn vào ban đêm
  • Hình ảnh bị mờ, nhòe, méo mó.
  • Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.
  • Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.

Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.

IV. Loạn thị có chữa được không?

Không cần thiết phải điều trị nếu tình trạng loạn thị ở mức độ nhẹ nhưng đối với những người bị loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp. Để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc lâu ngày gây ra tình trạng nhược thị.

Một số phương pháp điều trị loạn thị phổ biến hiện nay gồm:

1. Đeo kính gọng

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

Đeo kính gọng là giải pháp phổ biến nhất, ít tốn kém nhất để khắc phục tật loạn thị – có thể nói đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất hiện nay. Nhưng người mắc bệnh nên tìm hiểu kỹ và không nên tự ý đeo kính, nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại kính và tròng kính sao cho phù hợp với mức độ và nhu cầu.

Tuy nhiên, ngoài ưu điểm thì đeo kính gọng còn mang một số nhược điểm như mang lại những bất tiện cho người sử dụng, ít tham gia được các hoạt động thể thao,…

2. Đeo kính áp tròng mềm

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

Người bị loạn thị cũng có thể lựa chọn đeo kính áp tròng mềm, nó mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các bạn trẻ. Thế nhưng, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt nên nếu không được vệ sinh đúng cách thì rất dễ gây ra các tổn thương cho mắt ( dị ứng, viêm nhiễm,…)

3. Ortho-K (Orthokeratology) 

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

 Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn ORTHO-K vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng bề mặt giác mạc quay dần về độ cong ban đầu nên không chữa trị được triệt để.

4. Phẫu thuật 

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

Với những người bị loạn thị nặng và phương pháp khắc phục bằng kính thuốc không đạt kết quả, cho nên phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

V. Cách phòng tránh loạn thị

Loạn thị và 1 số điều bạn nên biết !

“Loạn thị” do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:

  • Học tập và làm việc tại nơi có đầy đủ ánh sáng. Tránh để mắt nhìn trong điều kiện ánh sáng quá tối, đồng thời phải đeo kính bảo vệ khi làm việc nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh và chói.
  • Tránh các tổn thương có thể xảy ra cho mắt.
  • Thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi nếu bạn phải làm việc nhiều với các thiết bị điện tử, hoặc đọc sách.
  • Nếu có các bệnh lý về mắt, bạn nên điều trị dứt điểm sớm để tránh các biến chứng có thể gây bệnh.
  • Nên đi kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm, tránh biến chứng nặng về sau.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt, đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt (cà rốt, gấc, cà chua…)

Qua bài viết trên, với những kiến thức mà Kính mắt Anh Thắng chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loạn thị, từ đó chủ động có các biện pháp phòng cũng như điều trị tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến “loạn thị” và các sản phẩm “tròng kính, gọng kính” tốt hãy qua ngay Kính mắt Anh Thắng để được tư vấn. 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Zalo
Messenger Chat Facebook
Phone Gọi đặt mua: