Với thời đại phát triển như hiện nay, hầu như mọi người đều làm việc online qua các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…) là chủ yếu. Vì vậy, khô mắt là tình trạng rất phổ biến, mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra nhiều triệu chứng ( mệt mỏi, đỏ, rát,…) làm giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cùng AT tìm hiểu về khô mắt và cách khắc phục nhé !

I. Khô mắt là gì?

Khô mắt là bệnh gì?

 

  • Khô mắt là sự rối loạn của màng phim nước mắt (the tear film) vốn được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy.
  • Lớp mỡ giúp hạn chế sự bốc hơi nước mắt.
  • Lớp nước cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc, có tính sát trùng nhẹ, giúp rửa trôi bụi bẩn cho giác mạc trơn nhẵn
  • Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc.

⇒Ba lớp này cùng “hợp lực” bảo vệ nhãn cầu khỏi những tác động xấu bên ngoài. Tuy nhiên, khi bị mất cân bằng, khả năng bảo vệ mắt sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng nước mắt bay hơi nhanh, từ đó không còn đủ để bôi trơn, bảo vệ bề mặt nhãn cầu và nuôi dưỡng giác mạc, gây ra cảm giác khó chịu cho đôi mắt. 

II. Nguyên nhân gây khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt, có 2 nguyên nhân chủ yếu: không đủ lượng nước mắt và chất lượng của nước mắt kém.

– Nguyên nhân cụ thể:

Khô mắt là bệnh gì?

  • Quá trình lão hóa của mắt: Thoái hóa mắt trong thời gian, khi đó các protein tham gia cấu tạo nên màng nước mắt suy giảm và lượng nước mắt được tiết ra ngày một ít đi
  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm, gió bụi, tia UV,…
  • Ở lâu trong môi trường điều hòa
  • Thói quen làm việc lâu trên điện thoại,máy tính, xem tivi liên tục,…ánh sáng xanh trên các thiết bị rất có hại, từ đó gây nên tình trạng mắt mệt mỏi, khô mắt
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hormon
  • Hở mi (liệt mặt ngoại biên) hoặc giảm tần số chớp mắt (bệnh Parkinson)
  • Mất nước
  • Việc phẫu thuật tật khúc xạ mắt bằng laser (LASIK) cũng có thể khiến cho tình trạng khô mắt trở nên trầm trọng hơn
  • Sử dụng một số thuốc để lại tác dụng không mong muốn làm khô mắt như thuốc chống dị ứng (kháng histamin), thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,…

III. Triệu chứng

Khi bị khô mắt, rất dễ để nhận ra triệu chứng của bệnh:

  • Cảm giác ngứa, bỏng rát, cộm, như có dị vật trong mắt 
  • Mí mắt trên và mí mắt dưới có thể dính vào nhau sau khi ngủ dậy 
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Mắt bị đau nhói, căng, mỏi mắt, nhìn mờ. 
  • Tăng tiết nước mắt: xảy ra ở một số người do cơ thể bù trừ bằng cách kích thích làm tăng tiết nhiều nước mắt
  • Nhìn mờ tạm thời có thể cải thiện hơn sau khi chớp mắt, nặng hơn có thể giảm sút thị lực
  • Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, dù không điển hình nhưng dai dẳng kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị, ngăn chặn kịp thời tình trạng khô mắt hoặc các bệnh về mắt khác đi kèm

IV. Điều trị khô mắt

Khô mắt là một bệnh mãn tính không dễ gì chữa khỏi nên việc điều trị hiện nay chỉ để giảm các triệu chứng và làm dễ chịu để duy trì thị lực. Tuy nhiên có rất nhiều cách để khắc phục khô mắt hiệu quả

1. Nước nhỏ mắt nhân tạo

Khô mắt là bệnh gì?

 

  • Nước nhỏ mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm triệu chứng khô mắt,.
  • Nước nhỏ mắt không chứa chất bảo quản, không gây viêm hoặc làm tổn thương các tế bào nhạy cảm ở đáy mắt
  • Nước nhỏ mắt có bổ sung dầu như thuốc xịt liposomal: dầu sẽ hạn chế bớt sự bốc hơi của nước mắt, loại thuốc này đặc biệt hữu ích khi bạn bị viêm bờ mi hoặc khô mắt do nước mắt bốc hơi quá nhanh.
  • Dạng thuốc mỡ: ít được sử dụng hơn vì bất tiện cho người bệnh.

Nhược điểm: không chứa các thành phần khác như kháng thể, vitamin, chất dinh dưỡng như nước mắt tự nhiên, giá thành khá cao.

2. Dùng thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn do khô mắt gây ra:

– Thuốc corticoid: có hiệu quả tốt

Nhược điểm: nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… ở khoảng 30% người bệnh.

– Kháng sinh tetracylin: sử dụng liều thấp tetracylin có tác dụng chống viêm khá tốt, hiệu quả kéo dài từ 3 – 4 tháng hoặc lâu hơn.

– Thuốc nhỏ mắt có chứa ciclosporin: Là thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch từ đó ức chế quá trình viêm.

– Dùng thuốc chống viêm bằng tây y: làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, đỏ mắt trong đợt cấp của khô mắt

Nhược điểm: Nếu quá lạm dụng có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng cho cơ thể

3. Các dưỡng chất cần thiết để chống khô mắt cho người lớn tuổi

– Alpha lipoic acid: Alpha lipoic acid là một chất chống oxy hóa ưu việt, có khả năng ức chế mạnh quá trình stress oxy hóa, thông qua đó làm tăng sản xuất nước mắt, phòng chống bệnh khô mắt hiệu quả.

– Hoàng đằng: là thảo dược có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, vừa giúp loại bỏ nguy cơ khô mắt, vừa giúp giảm các triệu chứng nhức mỏi, mờ đỏ và ngăn bệnh tái phát.

– Kẽm, Lutein, Zeaxanthin, Quercetin, vitamin B2: có khả năng bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh nắng, gió, bụi, không khí khô nóng,… giúp phòng ngừa bệnh khô mắt ở người lớn tuổi và cả những người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, tia lửa hàn điện, trong môi trường thiếu độ ẩm,…

V. Mẹo làm giảm triệu chứng khô mắt

Khô mắt là bệnh gì?

Thực phẩm chứa Omega-3

  • Dùng nước mắt nhân tạo khi mắt bắt đầu có biểu hiện khô
  • Nháy và chớp mắt thường xuyên khi dùng, điện thoại, máy tính, đọc sách,… trong thời gian lâu
  • Cho mắt nghỉ ngơi (Ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày)
  • Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng chói
  • Sử dụng kính bảo hộ khi đi ra ngoài để tránh nắng và gió bụi 
  • Không nên để gió từ máy sấy, quạt… thổi trực tiếp vào mắt
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung vitamin tốt cho mắt
  • Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung Omega-3 (cá, rau củ,…)
Zalo Chat Zalo
Messenger Chat Facebook
Phone Gọi đặt mua: