Khi đi khám mắt, KTV khúc xạ đo/khám mắt sẽ đưa cho bạn phiếu đo mắt ghi đầy đủ các thông số về độ cận thị, loạn thị, viễn thị. Tại những nơi làm việc cẩn thận thì họ sẽ in đầy đủ thông tin khách hàng, còn những nơi làm việc nhanh chóng, họ sẽ đưa cho bạn phiếu in nhiệt được in trực tiếp từ máy đo mắt. Nhưng không phải ai cũng đọc và hiểu được nội dung được in trên phiếu. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì ATOPTIC sẽ giúp bạn dễ dàng nắm rõ được các ký hiệu và quy ước để hiểu được thông tin trên phiếu đo mắt.

Cách đọc hiểu phiếu đo mắt

Ký hiệu của mắt trái và mắt phải trên phiếu đo mắt:

Cách đọc hiểu phiếu đo mắt

Ở một số phòng khám nhãn khoa thường sử dụng những ký hiệu đơn giản để in lên phiếu như: “R (Right: mắt phải), L (Left: mắt trái). Tuy nhiên, không phải phòng khám nào cũng sửu dụng 2 ký hiệu này, tại những phòng khám chuyên nghiệp họ sẽ sử dụng từ viết tắt theo tiếng LATINH :

  • Oculus: mắt
  • OS (Oculus Sinister : mắt trái)
  • OD (Oculus Dexter: mắt phải)

Ngoài ký hiệu về mắt trái và mắt phải thì có những ký hiệu mà bạn thường gặp trên phiếu đo mắt, đó là :

Cách đọc hiểu phiếu đo mắt

– Sphere (SPH): Là độ cầu của mắt, chỉ số thể hiện sự khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể

  • Độ cầu mang dấu trừ (-)
    ví dụ: SPH -2.00, SPH -4.00,…→ cận thị
  • Độ cầu mang dấu cộng (+)
    ví dụ: SPH +2.00, SPH +4.00,…→ viễn thị

– Cylinder (CYL): Là độ trụ của mắt, chỉ số thể hiện độ loạn.

  • Nếu ở ô này được bỏ trống hoặc ghi 000 có nghĩa là bạn không bị loạn thị
  • Độ trụ mang dấu trừ (-)
    ví dụ: CYL – 1.0, CYL – 2.0,…→ cận loạn.
  • Độ trụ mang dấu cộng (+)
    ví dụ: CYL + 1.0, CYL + 2.0,…→ viễn loạn

– Axis (AXE): Là trục của loạn thị. Trục loạn thị được đo từ “1 đến 180”.

+) Trong đó: Số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt, số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt.

  • Độ loạn thì sẽ luôn luôn đi kèm với trục loạn thị
  • Chỉ số này sẽ không xuất hiện trên phiếu đo mắt nếu bạn không bị loạn

– ADD (cộng thêm): Là kết quả của phép đo xuất hiện trong đơn kính hai tròng nhằm khắc phục tình trạng lão thị

– Diopters (DIOP – ĐỘ): Là đơn vị đo lường độ của tật khúc xạ, được sử dụng để xác định công suất quang học

– KCDT/PD (khoảng cách đồng tử hay tâm mắt): Đây là một chỉ số quan trọng để cắt kính. Trước khi cắt kính, cần phải đo tâm mắt thì mới có thị lực rõ ràng nhất khi đeo kính. Nếu như hai tâm này không trùng nhau, khi đeo kính sẽ có hiện tượng méo hình ảnh và nhìn không rõ.

Một số ví dụ giúp bạn biết rõ cách đọc phiếu đo mắt:

Ví dụ 1:

  • OD: -3.00 → mắt phải bị cận thị 3.00 độ.
  • OS: +3.75: → mắt trái bị viễn thị 3.75 độ.
  • OD: -1.75 (- 1.50 x 180) → mắt phải bị cận thị 2 độ và loạn 1,5 độ và trục là 180 độ.
  • OS: +3.00 (+ 3.00 x 45) → mắt trái bị viễn thị 3.00 độ và loạn 3 độ với trục là 45 độ.

Ví dụ 2:

Cách đọc hiểu phiếu đo mắt

  • MP (OD): Độ cầu -1.50, độ trục -0.25, trục 180 → mắt phải cận 1.50 độ và loạn 0.25 độ với trục là 180.
  • MT (OS): Độ cầu -3.50, độ trục -0.25, trục 175 → mắt phải cận 3.50 độ và loạn 0.50 độ với trục là 175.
  • PD (KCDT): Khoảng cách của 2 đồng tử ( tâm mắt ) là 65mm.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cho nên chúng ta nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm tình trạng khúc xạ và khắc phục ( đeo kính gọng,…). Bạn nên đến những địa chỉ khám mắt uy tín, chuyên nghiệp để có kết quả chuẩn nhất. Kính mắt AT (ATOPTIC) là địa chỉ mà bạn nên tham khảo.

⇒Liên hệ trực tiếp với ATOPTIC để được tư vấn hỗ trợ ngay nhé !

Hotline : 0978.714.316

 

 

 

 

Zalo Chat Zalo
Messenger Chat Facebook
Phone Gọi đặt mua: